15 loại lá tắm an toàn cho trẻ vào mùa hè – Mới nhất năm 2022

25/07/2022 31 lượt xem

Vào mùa hè, da của trẻ thường hay gặp phải các vấn đề như nổi mẩn ngứa, rôm sảy, cà kê. Hiện tượng này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại khiến bé khó chịu, quấy khóc. Để bảo vệ làn da của bé, bố mẹ tham khảo một số loại lá tắm tốt cho bé trong mùa hè dưới đây:

Theo kinh nghiệm dân gian, các loại lá được sử dụng để chữa rôm sảy ở trẻ em thường là những loại lá có tính mát và chứa chất kháng viêm, sát trùng, chẳng hạn như lá sài đất, trà xanh hay kinh giới.Chúng sẽ giúp làm sạch da, cải thiện tình trạng rôm sảy cho bé mà không gây tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây.

1.Lá sài đất

lá tắm cho trẻ nhỏ

Trong Đông y, sài đất là một loại dược liệu có tính mát, vị ngọt, giúp làm mát da, giải độc, chống rôm sảy, mụn nhọt, giảm ho, viêm họng. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, các thành phần được tìm thấy trong lá sài đất như tanin, saponin, flavonoid, các chất béo và tinh dầu hòa tan còn có tác dụng làm giảm nhiễm trùng, cải thiện tình trạng viêm ngoài da.

Chính vì vậy mà dân gian thường giã lá sài đất đắp lên da để trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại lá này cũng được dùng nấu nước tắm giúp bé bớt ngứa ngáy và có cảm giác dễ chịu hơn.

Cách nấu:

+ Chuẩn bị 200g lá sài đất tươi hoặc 100g lá khô

+ Rửa qua vài lần nước cho sạch,  vò nát

+ Đem lá sài đất nấu cùng 2 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp

+ Vớt bỏ xác lá, pha loãng nước sài đất với nước sạch để được nước tắm hơi âm ấm

+ Dùng nước này tắm cho bé khoảng 3 lần mỗi tuần

2.Lá trà xanh

Lá trà xanh cũng là một sự lựa chọn hữu ích cho mẹ khi con bị rôm sảy tấn công. Sở dĩ lá trà xanh có thể trị rôm sảy là nhờ chứa nhiều hoạt chất phenol. Chất này được cho là có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi trùng gây hại trên da.

Thêm vào đó, hoạt chất EGCG trong trà xanh còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chất này giúp kích thích sự tái sinh của các tế bào, làm tăng khả năng bảo vệ của da trước các tác nhân gây hại từ bên trong lẫn bên ngoài môi trường.

Cách nấu:

+ Chuẩn bị 100g lá trà xanh, 1 thìa cà phê muối ăn

+ Đun sôi 2 lít nước và thả lá trà xanh đã được rửa sạch vào nấu thêm 10 phút

+ Thêm muối vào quậy tan rồi tắt bếp

+ Lọc lấy nước trà pha loãng cùng với nước sạch để tắm cho bé

**Lưu ý: Mẹ chỉ nên dùng lá trà xanh tươi, tránh dùng trà khô nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ.

3.Lá kinh giới

Khi đề cập đến vấn đề trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì tốt nhất thì chúng ta không thể không nhắc đến kinh giới. Đây vừa là rau thơm, vừa là một loại dược liệu có tính ấm, vị cay được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng như trị rôm sảy, mụn nhọt, nổi mẩn ngứa và nhiều căn bệnh da liễu khác.

Cách nấu:

+ Dùng 1 nắm lá kinh giới tươi, có thể lấy cả thân và ngọn non

+ Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị cho sạch đất cát và bụi bẩn, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút.

+ Đem lá kinh giới nấu với lượng nước vừa đủ tắm

+ Chờ cho nước nguội còn hơi âm ấm, bạn dùng khăn mềm nhúng nước này lau người và tắm cho trẻ

+ Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi rôm sảy lặn hết.

4.Lá khế chua

Từ lâu, lá khế đã được các bà, các mẹ xem như cứu cánh mỗi khi trong nhà có trẻ bị rôm sảy. Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, chống dị ứng, loại lá này được sử dụng để trị rôm sảy, giảm ngứa cho bé thay thế cho các thuốc tân dược có hại.

Cách nấu:

+ Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi

+ Sau khi rửa sạch lá khế, đem giã nát với một ít muối ăn, chắt lấy nước cốt

+ Pha loãng nước cốt lá khế với nước ấm và tắm cho bé

+ Thực hiện liên tục mỗi ngày một lần. Sau 3 -4 ngày tình trạng rôm sảy sẽ được cải thiện đáng kể.

5.Lá trầu không

Tắm lá trầu không cũng là một trong những cách trị rôm sảy cho trẻ đang được nhiều mẹ rỉ tai nhau áp dụng. Loại lá này chứa hàm lượng vitamin C, riboflavin, niacin và khoáng chất vô cùng phong phú giúp khử khuẩn, tiêu thũng, chống ngứa, làm tăng sức đề kháng cho da.

Cách nấu:

+ Chuẩn bị 10 lá trầu không bánh tẻ

+ Rửa sạch, thái nhỏ rồi nấu với 1,5 – 2 lít nước

+ Để nồi nước sôi kỹ cho các hoạt chất trong lá trầu tiết hết ra nước

+ Cuối cùng, pha loãng nước lá trầu để tắm cho bé

+ Thực hiện tương tự mỗi tuần 3-4 lần

6.Lá vông

lá vông loại lá tắm cho trẻ nhỏ

Bố mẹ chọn những lá không quá già hoặc quá non, không bị sâu héo. Sau đó mang rửa sạch, ngâm nước muối trong vòng 5 – 10 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.

Tiếp đến vò nát và cho vào nồi đun sôi với nước. Khi thấy nước đã chuyển màu thì để nguội, dùng khăn xô lọc bỏ phần bã lá.Lấy nước lá vừa đun sôi hòa với nước sạch để tắm cho bé.

7.Lá sả

Tắm lá sả cho bé sẽ giúp làm mát da trẻ và phòng ngừa cảm cúm vô cùng hiệu quả.

Cách nấu:

Đập dập sả và cắt nhỏ thành từng khúc nhỏ. Nấu sôi cho đến khi thấy cọng sả mềm ra. Hòa nước sả với nước ấm để tắm cho trẻ nhỏ.

8.Lá tía tô

Lá tía tô là nguyên liệu luôn được xuất hiện trong các bài thuốc dưỡng nhan trị nám, mụn nhọt và tàn nhang. Tắm lá tía tô sẽ giúp làm dịu vết chàm sữa, mẩn đỏ và nuôi dưỡng da trắng sáng.

Cách thực hiện: Đun sôi lá tía tô trong 10 phút và đợi nước giảm nhiệt độ ấm áp rồi dùng tắm cho trẻ.

9.Lá đinh lăng

Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng được xem như vị thuốc nhân sâm của người nghèo. Thành phần chứa nhiều vitamin C, B1, B2, B6,… chống oxy hóa và kháng viêm, nuôi dưỡng làn da rất tốt. Tuy nhiên, lá đinh lăng có tính hàn, vì vậy bạn chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần/tuần.

10.Lá ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc dân gian. Đây là vị thuốc đa năng với khả năng điều trị đau bụng kinh, an thai, trị mụn, mẩn ngứa, suy nhược cơ thể, kén ăn,… Chỉ cần một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ và nấu đun sôi dậy lên mùi thơm. Tiếp đến, dùng nước này tắm cho trẻ sơ sinh vài lần trong tuần sẽ giúp chữa trị và phòng ngừa rôm sảy rất tốt.

11.Cây chó đẻ

Lá cây chó đẻ có tính mát cùng nhiều thành phần kháng viêm, sát khuẩn rất tốt nên được dân gian thường dùng điều trị các bệnh về da.

Cách thực hiện: Đun sôi một nắm lá chó đẻ trong 30 phút. Hòa nước lá chó đẻ với nước ấm tắm cho bé.

Lưu ý: mùi hương lá chó đẻ mang đậm mùi “thuốc” nên gây khó chịu với một số bé. Vì vậy, bạn có thể tắm lại nước ấm sạch cho bé để giảm bớt mùi hương.

12.Dâu tắm

Nước lá dâu tằm là ứng cử viên sáng giá có thể dùng tắm cho bé hàng ngày. Thành phần vô cùng dịu nhẹ, nuôi dưỡng làn da hàng ngày mà không gây tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, giá thành lá dâu tằm khá cao do hiếm nguồn cung.

Cách thực hiện: Đun sôi một nắm lá dâu trong 30 phút. Hòa nước lá dâu tằm với nước ấm tắm cho bé.

13.Lá rau sam

Lá rau sam được xem là vị thuốc trường thọ trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc. Lá rau sam dùng để điều trị các bệnh sốt, tiêu chảy, mụn nhọt cơ thể. Hiện nay, loại rau này không được bày bán phổ biến tại chợ, bạn có thể tìm mua lá rau sam khô tại tiệm thuốc y học cổ truyền.

Cách thực hiện: Đun nước lá rau sam khô với nước sôi trong 30 phút. Hòa nước lá rau sam với nước ấm rồi tắm cho trẻ.

14.Lá vối

Lá vối được xếp vào loại siêu thảo dược với hơn 13 công dụng. Nổi bật trong đó là tác dụng kháng sinh, sát trùng các vết loét và rửa sạch phòng viêm nhiễm cho da. Chỉ cần 1 nắm lá vối nấu với nước sôi rồi đem tắm cho bé sẽ giúp giảm sưng, viêm hiệu quả.

15.Lá bồ công anh

Lá bồ công anh được xem là một trong những loại mát có thành phần thiên nhiên chứa chất kháng sinh có công dụng làm sạch và loại bỏ vi khuẩn có hại trên da, thanh nhiệt và giải độc. Chính vì thế, lá bồ công anh thường được sử dụng nhiều để nấu nước tắm cho bé.

Cách làm:

  • Đầu tiên mẹ cần chọn những lá bồ công anh có màu xanh chuẩn tự nhiên không nên chọn những lá quá già hay quá non. Đặc biệt lá phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Tiếp theo, mẹ lấy lá để vệ sinh và làm sạch lá tắm thật kỹ lưỡng bằng nước muối. Cách này để giúp loại bỏ các bụi bẩn, đất cũng như ấu trùng có hại bám trên lá làm ảnh hưởng đến làn da của con.
  • Sau khi đã rửa lá xong mẹ cần phải làm khô lá bằng cách hong nắng hoặc để lên cao để nhanh ráo nước.
  • Tiếp theo cho lá vào đun sôi với nước đến khi đổi màu, đồng thời lúc này hơi nước hấp nóng sẽ làm cho dưỡng chất trong lá tiết ra nước.
  • Mẹ bỏ bã lá và lấy nước tắm cho bé, có thể điều chỉnh nhiệt độ nước sao cho phù hợp bằng cách thêm nước nóng hoặc lạnh
  • Tắm từ 2-3 tuần để thấy hiệu quả.

Để được tư vấn miễn phí và giữ gói trải nghiệm dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

HOME CARE – HỆ THỐNG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trụ sở chính: Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 0387 | 0973.871.376 | 096 213 15 15

Khuyến Mại: Dịch vụ tắm và massage cho bé giá ưu đãi

Fanpage : https://www.facebook.com/homecarelamdepsausinhtainha/

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *